Công nghệ xanh cho ngôi nhà từ việc sử dụng cửa nhựa uPVC

Công nghệ xanh cho ngôi nhà từ việc sử dụng cửa nhựa uPVC

Cách âm tốt, tránh hấp thu nhiệt để giảm tải cho máy lạnh đang là đòi hỏi thiết yếu mà các kiến trúc sư đặt ra cho nhà sản xuất, cung ứng cửa và vách ngăn trong điều kiện sống khá đặc biệt tại Việt Nam hiện nay.

Xu hướng xây dựng xanh

Dạo một vòng quanh các công trình dân dụng vừa đưa vào sử dụng thời gian gần đây như Trường Cao đẳng Dầu Khí Vũng Tàu, Khách sạn Vietsovpetro Đà Lạt, Khách sạn Hòn Trẹm tại Kiên Giang và các biệt thự tại Thành phố Hồ Chí Minh… ngoài sự đa dạng trong thiết kế, có một điểm chung khá đặc biệt trong các công trình này. Cách nhau về vị trí địa lý, nhưng các công trình trên đều xây dựng dựa trên tiêu chí thân thiện hơn với môi trường.

Công nghệ xây dựng thân thiện với môi trường của VietnamWindow giúp Chủ đầu tư tận hưởng được không gian yên tĩnh tuyệt đối nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.

Hoạt động gần như cả ngày và liên tục trong thời gian dài, đòi hỏi thiết yếu của những công trình trên là phải hạn chế được nguồn năng lượng làm mát, nhất là trong những ngày hè nắng gắt và tình trạng thiếu điện nghiêm trọng như hiện nay. Làm được như thế, đòi hỏi hệ thống cửa, vách ngăn của công trình phải có những nguyên liệu đặc biệt. Cửa nhựa uPVC kết hợp với kính chịu nhiệt đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên. Tuy nhiên, do yếu tố tương thích, các sản phẩm này luôn được khuyến khích sử dụng đồng bộ với sản phẩm cùng loại. Ví dụ như lớp nhựa uPVC, lõi thép được mạ kẽm của nhà cung cấp Rehau (CHLB Đức), nếu được dùng kèm với phụ kiện kim khí như bản lề, tay nắm, ổ khóa, thanh khóa đa điểm… của Roto, cũng từ Đức sẽ tương hỗ lẫn nhau. Bộ đôi thương hiệu này có khả năng giúp công trình hạn chế được tác động của tia cực tím, giữ cho lớp nhựa trên bề mặt cửa không bị cũ theo thời gian. Hấp thụ nhiệt ít, tất nhiên, việc sử dụng năng lượng cần thiết để làm lạnh cho không gian bên trong sẽ giảm thiểu đáng kể. Trong trường hợp mất điện, không gian bên trong cũng sẽ được bảo vệ, duy trì nhiệt độ thấp hơn so với bên ngoài.

Theo ông Michael Chenard, giám đốc sự vụ môi trường của Lowe’s, trung tâm tư vấn, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà nổi tiếng thế giới, nếu cách nhiệt đúng phương pháp có thể tiết kiệm tới 20% chi phí sưởi ấm cũng như làm mát. Như vậy, chỉ cần lựa chọn đúng ở phần cửa, vách ngăn, chủ đầu tư đã có thể giảm 20% chi phí điện cho hệ thống máy lạnh, góp phần giữ xanh cho môi trường sống.

Đảm bảo tính mỹ thuật

Tuy đòi hỏi về chức năng cách nhiệt, cách âm cũng như tiết kiệm điện năng… nhưng trong bối cảnh sống hiện đại, hầu hết khách hàng đều buộc đơn vị thi công phải đảm bảo được tính an toàn và mỹ thuật của công trình. Bản chất của lớp nhựa uPVC là bền, có thể sử dụng ngoài trời hơn 25 năm mà không thấy dấu hiệu xuống cấp và chống cháy nên việc đảm bảo tính an toàn cho công trình tương đối dễ dàng. Thế nhưng, vừa chống cháy, bền bỉ, vừa cách nhiệt, cách âm tuyệt đối song song với phát huy tính mỹ thuật, không phải đơn vị nào cũng có thể làm được.

Kiến trúc sư Đỗ Xuân Đạm tư vấn, hiện thị trường Việt Nam đã có một số nhà sản xuất cửa nhựa uPVC lõi thép tiết kiệm điện nhưng vẫn có thể uốn vòm nhờ công nghệ hiện đại. Công ty Cửa Sổ Cuộc Sống với thương hiệu VietnamWindow tại TPHCM là một ví dụ. Nhờ đội ngũ thi công có kỹ năng, được huấn luyện từ các chuyên gia đến từ những nhà cung cấp thanh nhựa uPVC và Phụ kiện hàng đầu của Đức (Như REHAU, ROTO, GU,…) cộng với hệ thống dây chuyển hiện đại tiên tiến, hiện VietnamWindow có thể triển khai các kiểu cửa vòm, cửa cong, tròn… hoặc các kiểu dáng uốn lượn theo thiết kế riêng của công trình chứ không đơn thuần là cửa vuông vức truyền thống. Điều này giúp VietnamWindow vừa “xanh”, vừa đáp ứng được đòi hỏi của những công trình mang tính chất cách điệu hoặc công trình theo phong cách Châu Âu.

Ngoài ra, một yếu tố “ghi điểm” khác của VietnamWindow là khả năng cách âm khá chuẩn nhờ vào hộp kính được bơm khí trơ, có thể tiết chế tối đa đường truyền của sóng âm thanh, giữ không gian bên trong tránh được tiếng ồn. Đây cũng là giải pháp để thích ứng với nạn ô nhiễm môi trường đô thị đang ngày càng trầm trọng.

Máy tính với vật liệu an toàn với môi trường, đồ dùng gia dụng tái chế, công nghệ tiết kiệm điện năng… tất cả cố gắng của nhân loại đang hướng về một mục đích chung: xây dựng xã hội phát triển song song với duy trì môi trường sinh thái. Trong bối cảnh đó, ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng để có thể tiết kiệm điện năng thực sự là một bước tiến của các đơn vị sản xuất phục vụ ngành công nghiệp xây dựng. Chắc chắn, đây sẽ trở thành một xu hướng mới, vượt trội trong tương lai.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ